573 Nguyễn Hữu Thọ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - Đà nẵng

0931.916.968 - 0916.700.968 (bán lẻ) - 0905.593.968 (Thi Công Công Trình - Bán Số Lượng Lớn)
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
Cây nho leo Đà Nẵng
SHARE

Cây nho leo Đà Nẵng

Liên hệ
Số lượng
Tình trạng: Còn hàng
SKU:
Thể loại: Vườn Cây Giống Đà Nẵng
Tags:

Cay canh da nang, cây cảnh đà nẵng, bán cây cảnh đà nẵng,ban cay canh da nang, dia chi ban cay canh da nang, dia chi mua cay canh da nang, dich vu cay canh da nang, mua ban cay canh da nang, cay canh dep da nang, cây cảnh đẹp đà nẵng, cây cảnh đà nẵng giá rẻ, bán cây cảnh tại Đà Nẵng, cây văn phòng đà nẵng, cây phong thủy đà nẵng, cây đẻ bàn mi ni đà nẵng, cây cảnh để bàn đà nẵng, dụng cụ làm vườn Đà Nẵng, thi công vườn tường đà nẵng, đất trồng rau sạch Đà Nẵng, cho thuê cây phong thủy đà nẵng, cho thuê cây cảnh đà nẵng, thi công vườn trên tường đà nẵng, bán vỉ thoát nước đà nẵng, chăm sóc cây cảnh đà nẵng

NGUÔN: http://vietq.vn/ky-thuat-trong-nho-cho-trai-cang-tron-mong-nuoc-it-sau-benh-d68301.html

Từ xưa, quả nho đã được nhân dân ta và nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Kỹ thuật trồng nho không khó lại cho thu nhập cao nên được mọi người ưa chuộng.

Sự kiện: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

 
 
  • Kỹ thuật trồng cây mướp trong thùng xốp đơn giản, sai quả nhất

  • Kỹ thuật trồng cây rau má Tây Phi cho lá to, nhiều nước

  • Kỹ thuật trồng cây đu đủ cho trái sai quanh năm, ít sâu bệnh

  • Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm cho năng suất cao nhất

  • Kỹ thuật trồng cây nhãn cho quả sai, cùi dày, vị ngọt

Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Kỹ thuật trồng nhokhông khó nhưng cần chăm sóc và bón phân tỉ mỉ tránh sâu bệnh.

Trồng nho

 

Nắm vững kỹ thuật trồng nho sẽ cho năng suất cao nhất

 

Nắm vững kỹ thuật trồng nho sẽ cho năng suất cao nhất

Giống nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal ... dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu. Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5 m. Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoai và 0,5-1 kg “Lân Đầu Trâu bón lót” hoặc Supe lân.

Bón phân cho nho

Cây nho cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn. Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK 20-20-15 + TE Đầu Trâu. Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30-50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể  bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ 1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.

Làm giàn tạo tán cho nho

Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng.

 

Cần tỉa cành, tạo tán cho nho khi cây trưởng thành

 

Cần tỉa cành, tạo tán cho nho khi cây trưởng thành 

Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai - cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng. Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh  gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành  đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối ...

Cắt cành xử lý ra hoa

Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại. 

Xới xáo

 

Cần chăm sóc, xới xáo, tưới nước, bón phân hợp lý, đúng thời kỳ

 

Cần chăm sóc, xới xáo, tưới nước, bón phân hợp lý, đúng thời kỳ

Dưới tán giàn nho thường ít cỏ, mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng. Tuy nhiên điều tra ở Nha Hố cho thấy 70% các người trồng nho xới đất mỗi vụ một lần để phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp bón phân, trộn đều vào đất.

Tưới nước

Tưới nước là một kỹ thuật quan trọng cùng với phân bón quyết định năng suất. Tưới chỉ cần thiết vào vụ nắng và về mùa mưa có khi cũng phải tưới. Đất thịt tưới nhiều nước hơn nhưng số lần tưới ít thường cách 10 - 15 ngày tưới một lần, nhưng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 - 10 ngày đã lại cần tưới. Đất cát tưới một lượng nước ít hơn nhưng số lần tưới phải nhiều hơn, thường 5 - 7 ngày phải tưới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả - mỗi lần tưới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày.

Thu hoạch

Sau khi thu hoạch nho không chín thêm nữa. Đây là một nhược điểm vì nhiều trái cây khác như chuối, đu đủ, bơ, dứa v.v... có thể hái khi trái chưa chín, còn cứng, chịu được vận chuyển. Nho thì phải đợi chín mới thu hoạch được. Do đó phải chọn những giống thịt cứng, vỏ dày, dễ vận chuyển, nếu muốn bán các giống nho ăn tươi. Năng suất tùy giống, tùy vụ, tùy mức độ chăm sóc. 

Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới. Ở nước ta nho được trồng tập trung ở Ninh Thuận với diện tích khoảng 2.500ha. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Độ pH thích hợp cho cây nho từ 6,5-7. Điều kiện quan trọng quyết định việc trồng nho là khí hậu, vùng trồng nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh. 

Trồng nho: Giống nho được trồng phổ biến NH01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal… dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng làm nguyên liệu chế biến riệu. Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5m. Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10-15kg phân chuồng hoai + 0,5-1kg " Lân Đầu Trâu bón lót" hoặc Supe lân. 

Bón phân cho nho kiến thiết cơ bản: Cây nho cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn, trong thời kỳ loại phân thích hợp là NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu. Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30-50 gam phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ 1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón. 

Làm giàn tạo tán cho nho: Đặc điểm cây nho là cần leo giàn, vì vậy sau khi trồng cần làm giàn chon nho, độ cao của giàn khoảng 1,8-2m để tiện cho việc đi lại, chăm sóc. Mỗi cây nho cần cắm một cọc để nho leo, chọn ngọn nho khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính ở mặt dưới giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới - cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và điều kiện chăm sóc, các cành này bố trí sao cho phân bố đều về các hướng, buộc chặt các cành cấp 1 này vào dây của giàn. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để cành mọc ra các cành cấp hai - cành quả hay còn gọi là cành sương cá, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tùy giống và mật độ trồng. Các cành cấp 2 cũng cần được buộc chặt vào giàn tránh làm gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây đay, bẹ chuối... 

Cắt cành xử lý ra hoa: Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (cành quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6-8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1-2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2-3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo mó, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại. 
 


Bón phân cho nho kinh doanh: Theo Fregoni (1984), trung bình mỗi tấn nho, cây sẽ lấy đi khỏi đất 3,14kg N, 0,71kg P2O5, 5,86kg K2O, 0,86kg MgO, 4kg CaO, 42ppm Fe, 15,7ppm Zn, 9,1ppm Cu, 5,3ppm B, 7ppm Mn… Như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4kg N, 7,1kg P2O5, 58,6kg K2O và nhiều trung vi lượng khác. Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:
 
- Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200-400kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17+TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần. 

- Trước cắt cành: 100-300kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7+TE)/ha. Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần. 

- Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 150-350kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15+TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần. 

- Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15+TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần. Ngưng phun trước thu hoạch 10 ngày. Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5-1m để rải phân, sau rải phân cần lấp đất để vùi phân, tránh thất thoát. 

Sâu bệnh hại:
 
- Rầy, rệp sáp: Hút nhựa trên các bộ phận của cây làm cho ngọn héo, lá quăn queo, trái nhỏ và nứt. Trị bằng các loại thuốc: Bi-58 40EC, Supracide 40 EC… 

- Nhện đỏ: Bám ở mặt dưới lá hút lấy nhựa, đặc biệt lúc mới đâm chồi. Trị bằng các thuốc: Bi 58ND, Polytrin P 440EC, DC-Tron Plus 98,8EC, Dầu khoáng DS 98,8EC… 

- Bọ trĩ: Trị bằng các loại thuốc: Regent 800WG, Confidor 100SL… 

- Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: Trị bằng các thuốc Sherpa 25ND, Decis 2,6ND... 

- Bệnh mốc sương: Trên lá bệnh xuất hiện ở mặt trên có những vết màu xanh - vàng, sau đó chuyển sang đỏ nâu, mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng mỏng, trắng trắng những lông tơ. Bệnh còn gây hại cả tay leo, đọt, hoa và chùm quả. Trị bằng các loại thuốc Ridomil Gold  68WP, Antracol 70WP, Score 250EC, Antracol 70WP … 

- Bệnh phấn trắng: Nấm bệnh gây hại các đọt non, bệnh phủ một lớp phấn trắng như bột lên lá non, cành thân non, trên cành lúc đầu bệnh cũng ở dạng phấn trắng nhưng sau đó chuyển nâu. Các thuốc trị: Daconil 500SC, Kocide  53,8DF, Champion 57,6DP, Dithane M-45 80WP, Bayfidan 250EC… Chú ý: Cần ngưng phun thuốc trước thu hoạch ít nhất 15 ngày nhằm tránh để lại dư lượng thuốc trong trái khi thu hoạch.

 

HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT

NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

NHẬN THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM MỚI NHẤT
Bạn cần mua các cây công trình, cây bóng mát, thi công dự án, cây để bàn số lượng lớn, phân bón hay hạt giống. liên hệ ngay với chúng tôi
Copyright © 2020 HoaSenViet. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
zalo