573 Nguyễn Hữu Thọ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - Đà nẵng
Cỏ nhung nhật (tên khoa học là Zoysia japonica)
Cỏ nhung nhật có đặc điểm sinh học rất phù hợp để trồng làm nền trang trí cho không gian các công trình. Những đặc điểm rất dễ nhận thấy ở loài cỏ này bao gồm:
Lá mỏng, dài, dai, có màu xanh sáng, có khả năng giữ nước tốt
Thân mềm, dẻo dai, có xu hướng phát triển theo chiều ngang tạo ra một mặt cỏ mịn màng và tự nhiên.
Rễ khỏe, bám sâu trong đất, chúng phát triển lan rộng để tạo thành các mầm cỏ mới
Khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi bị tác động vật lý từ ngoại cảnh, chúng tự phục hồi nhanh, không dễ tàn lụi như nhiều loại cỏ khác
2.1: Tổng quan về ý nghĩa sử dụng cỏ nhung nhật
Hệ thống rễ phát triển mạnh và sợi cỏ dày, cỏ giữ cho đất không bị xói mòn bởi nước mưa. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc giữ gìn sự ổn định của bề mặt đất, nhất là dưới các gốc cây, trong công viên, sân vườn, sân vận động hoặc xung quanh hồ bơi.
Cỏ được sử dụng để trang trí sân vườn, công viên, khuôn viên khu đô thị…, tạo nên một mặt thảm xanh tự nhiên và hài hòa. Những nền cỏ nhung xanh tươi quanh năm mang đến vẻ đẹp tự nhiên và thu hút sự chú ý của mọi người.
Cỏ tạo ra một không gian xanh mát, dịu nhẹ. Nhìn vào khu vườn có nền thảm cỏ nhung nhật bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, những thảm cỏ dày giúp giảm nhiệt độ môi trường và hấp thụ bụi bẩn, làm cho không khí trong lành hơn
Với màu xanh tươi mát và bề mặt lá mượt mà, cỏ nhung nhật tăng tính thẩm mỹ cho không gian xung quanh. Những công trình nhà vườn, công viên hoặc khuôn viên được trồng loại cỏ này luôn có được điểm nhấn rất riêng.
Cỏ nhung nhật có khả năng chịu đựng tốt và rất dễ chăm sóc. Chúng chỉ cần có đủ độ ẩm là có thể phát triển bình thường. Bên cạnh đó, nhờ tính kháng bệnh cao nên sẽ giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất. Loại cỏ này cũng không yêu cầu cắt tỉa thường xuyên như một số loại cỏ khác.
3.0: Lưu ý chung khi trồng cỏ nhung nhật
Loài cỏ này có thể trồng vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên để đảm bảo tỷ lệ sống cao và nhanh chóng phát triển, bạn nên lựa chọn thời điểm trồng phù hợp.
Cỏ nhung nhật có thể trồng quanh năm ở các khu vực của nam bộ. Thời điểm tốt nhất là vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Tránh trồng trong mùa khô, vì cây có thể bị chột và khó phục hồi nếu không được chăm sóc tốt.
Thời điểm tốt nhất để trồng là vào mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5). Các mùa còn lại vẫn có thể trồng được nhưng đòi hỏi phải chăm sóc chu đáo hơn.
Cỏ nhung nhật dễ trồng, dễ sống, tuy nhiên cần lưu ý khi làm đất, chọn giống và chăm sóc để cỏ đạt được mức độ tăng trưởng tốt nhất.
Đất cần tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Nên cho thêm phân hữu cơ, vỏ trấu hoặc mùn cưa để cải thiện cấu trúc đất. Đảm bảo độ pH của đất từ 6.0 đến 7.0 là phù hợp nhất cho sự phát triển của cỏ.
Hiện có nhiều cơ sở cung cấp giống cỏ này, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín để có được giống cỏ không bị sâu bệnh. Theo kinh nghiệm của mình thì không nên chọn giống cỏ nhìn quá non mướt, các nhánh cỏ cần già dặn một chút. Quan sát kỹ để chắc chắn cỏ không có biểu hiện nấm lá, sâu nõn, bộ dễ bình thường không bị nhũn thối.
Phương pháp trồng thảm
Làm phẳng mặt đất, trộn một lớp trấu hoặc mùn cưa lên bề mặt. Đặt các thảm cỏ giống xuống, sát gần nhau. Sau đó tưới nhiều nước và đầm nhẹ nhàng để rễ cỏ bám vào đất.
Phương pháp này sẽ tạo được mảng cỏ xanh đều, kín, cỏ phát triển nhanh. Tuy nhiên giá thành sẽ thường cao hơn trồng cấy nhánh cỏ.
Phương pháp cấy nhánh cỏ
Xử lý mặt đất sao cho tơi xốp, sau đó cấy cỏ giống theo khoảng cách 10cm rồi tưới đẫm nước và rải tro trấu hoặc mùn cưa lên trên. Phương pháp này giúp giảm chi phí mua giống cỏ, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn để cỏ hình thành thảm (khoảng 2-3 tháng).
Tưới nước: Khi mới trồng cần tưới nước đều và đủ lượng để duy trì độ ẩm cho rễ và lá.
Cung cấp dinh dưỡng: Sau khi trồng 2 đến 3 tuần bạn bón phân đạm ure, sau đó cứ khoảng 3 tháng bón phân NPK một lần để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cắt tỉa: Cỏ nhung nhật không cần cắt tỉa nhiều, tuy nhiên nếu bạn muốn chúng phát triển đều, đẹp thì phải cắt tỉa thường xuyên để duy trì độ cao lý tưởng của thảm cỏ. Hạn chế cắt quá sâu để tránh gây tổn thương cho thân cỏ.
Phòng chống sâu bệnh: Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, nấm lá, rệp lá.
CỎ NHUNG NHẬT
Đặc điểm sinh lý, sinh thái :
Cây có tốc độ sinh trưởng chậm, cần nhiều ánh sáng.
Tác dụng :
Cỏ Nhung trồng để trang trí nền rất đẹp.
Cỏ Nhung làm nền cho các tiểu cảnh thêm sinh động
Kỹ thuật trồng cỏ Nhung :
1. Chuẩn bị đất
- Trước tiên làm sạch cỏ dại, tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún.
- Làm đất tơi xốp lớp mặt, tạo hệ thống thoát nước tốt.
- Rải lớp phân hỗn hợp (phân bò+tro trấu+mùn dừa+đất mùn) dày mỏng tùy đất nền xấu hay tốt.
- Sau đó dùng cào trộn lẫn phân với lớp đất nền.
2. Chuẩn bị giống
Dùng cỏ non để trồng. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. Thông thường 1m² cỏ giống nếu trải thảm chỉ được 1,2 m²; nếu trồng dày sẽ được 2m²; trồng vừa được 3m² và nếu trồng thưa được 4m² đất.
3. Tiến hành trồng
- Cỏ giống được xé nhỏ, trải đều trên mặt đất.
- Dùng đất mùn trộn tro trấu rải đều lên trên cỏ (nếu trải thảm không cần khâu này).
– Dùng đầm gỗ, đầm nhẹ để mắt rễ của cỏ bám đất, đồng thời rải bổ sung đất ở những nơi còn thiếu. Kinh nghiệm cho thấy trồng vừa có ưu điểm hơn hết, vừa tiết kiệm được giống, vừa thoáng để cỏ đẻ con nhiều. Ở cách trồng này, sau 20-25 ngày cỏ phủ đều, non mượt đẹp.
Thân lá cây cỏ đậu phộng mọc bò có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ. Củ lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch. Sau khi nhập nội và tiến hành hàng chục thực nghiệm trên nhiều chân đất, từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển, Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) nhận xét, cỏ đậu chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau; có thể trồng xen với cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), hay trồng xen với bắp trên đất dốc.
2. Cách nhân giống và trồng cỏ đậu phộng
Nhân giống cỏ đậu phộng bằng cách giâm hom, trồng lạc dại bằng đoạn thân bánh tẻ đảm bảo sống 100% và giá thành rẻ nhất. Cắt sát gốc khi dây dài 30 – 40 – 50 cm và bộ lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng. Từ gốc lên, cắt lấy 1 – 2 đoạn dài 18 – 20 cm, bỏ phần ngọn nếu còn quá ngắn. Cắt hom hôm trước, ngày sau khi hom khô mặt đem trồng.
Đất vườn trồng cỏ đậu cần được phát sạch cỏ dại, dùng cuốc xới toàn bộ mặt đất hoặc chỉ xới hàng cách hàng 30 – 40 cm tùy đất xấu hay tốt.Tạo hốc và đặt hom như cách trồng khoai lang, mỗi cụm 2 – 3 hom, cụm cách cụm 30 – 35 cm. Lấp đất và nèn đất bằng chân, nếu đất khô thì tưới nước cho hom cỏ đậu mau bén rễ. Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây lạc đã ra rễ dài 10 – 15 cm và đâm nhiều chồi mới. Sau 3 – 4 tháng bụi cỏ đậu bò lan và có thể cắt những dây dài nhất đem trồng nơi khác.
Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm cỏ đậu đã làm giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cố định đạm tăng 200%, VSV phân giải lân tăng 611,1%, VSV phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng cỏ đậu). Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.
Theo tính toán của NOMAFSI, trồng cỏ đậu phộng thì lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất. Ở miền Nam, trồng cỏ đậu phủ đất đã được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ở Đồng Nai, điều (Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.
HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT
NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN
Công ty TNHH Cây Xanh Cảnh Quan Hoa Sen Việt là đơn vị nhân giống và cung cấp cỏ NHUNG NHẬT nằm top đầu miền Trung.
Cỏ nhung nhật đã được dưỡng khỏe, % sống sau khi cấy lên đến 97%-99%.
Sản phẩm cỏ nhung nhật Hoa Sen Việt cung cấp đã được các Chủ đầu tư lớn tin dùng như tập đoàn Sun Group, tập đoàn Đất Xanh Miền Trung, các nhà máy, khu công nghiệp và các chủ ngôi nhà tin tưởng và sử dụng trang trí.
Giá bán cỏ nhung nhật lẻ theo m2 hiện tại là 25.000đ/m2 nhưng giá thay đổi tuỳ thơi fđiểm
Giá có thể thay đổi tuỳ vào thời gian, số lượng mua hàng
Tuy nhiên giá cỏ nhung nhật sẽ giao động từ 20.000đ/m2-50.000đ/m2 là chủ yếu
Giá 1m2 cỏ nhung nhật là bao nhiêu
Giá bán cỏ nhung nhật là bao nhiêu
Giá thi công và bảo hành cỏ nhung nhật 1m2 bao nhiêu.
Câu hỏi các bạn quan tâm như giá bán m2 cỏ nhung nhật tuỳ thuộc vào số lượng vào thời điểm các bạn cần. Để có thông tin chi tiết vui lòng gọi điện chúng tôi nhé
Phương pháp trồng thảm cỏ nhung nhật
Phương pháp cấy nhánh cỏ nhung nhật
9: Một số hình ảnh đẹp về cỏ nhung nhât tại Đà Nẵng
Sân vườn sủ dụng cỏ nhung nhật tăng tính thẩm mỹ và sạch sẽ
Hình ảnh đi giao hàng cỏ nhung nhật cho khách tại Đà Nẵng
Thi công cỏ nhung nhật nhà vườn
Cỏ nhung nhật là một loại cỏ phổ biến và được ưa chuộng trong trang trí cảnh quan. Với nhiều ưu điểm, cỏ nhung nhật là sự lựa chọn phù hợp cho không gian sân vườn, khu vui chơi giải trí. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích để trồng và chăm sóc thảm cỏ nhung trong không gian riêng của mình.
Thông tin liên hệ mua nhung nhật.
Cơ sở 1: 573 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng - ĐT: 0916 700 968
Cơ sở 2: Lô 25 Võ Chí Công - Hòa Quý - TP. Đà Nẵng (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn) - ĐT: 0905 593 968