573 Nguyễn Hữu Thọ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - Đà nẵng

0931.916.968 - 0916.700.968 (bán lẻ) - 0905.593.968 (Thi Công Công Trình - Bán Số Lượng Lớn)
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
Cây sake công trình
SHARE

Cây sake công trình

Liên hệ
Cây sake là loại cây trồng lấy bóng mát và ăn quả thông dụng được rất nhiều người ưa chuông tại Đà Nẵng.
Số lượng
Tình trạng: Còn hàng
SKU:
Thể loại: Cây công trình Đà Nẵng
Tags:

 

 

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
CÂY SA KÊ
Cung cấp cây sa kê giống, cây sake bán ở Đà Năng, chuyên sỉ và lẻ cay sake, cây sa kê, cây sake
 
Cây sake đà nẵng
 
Tôi nghe nói lá sa kê khô nấu nước uống rất tốt cho sức khỏe của người bệnh thận, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, dùng cho người trên 30 tuổi cũng tốt, có đúng không? Nếu đun sôi, để nguội bỏ vào tủ lạnh từ 1-3 ngày thì uống có còn tốt không? Người cao tuổi đều uống được?
- Trả lời: Cây sa kê còn có tên là cây bánh mì, thuộc họ dâu tằm Moraceae, có nguồn gốc từ Malaysia và các đảo Thái Bình Dương, được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam nước ta. Có một số công dụng như một bài thuốc hay, bạn tìm hiểu kĩ ở từng bộ phận cây Sake ở dưới nhé!
 

Nguồn gốc cây Sa ke

Nguồn gốc cây Sa ke
Cây sa kê, còn được gọi là "cây bánh mì", tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Đây là một loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ nước ta. Cây sa kê có nhiều bộ phận có thể sử dụng trong y học, bao gồm rễ, lá, vỏ, và nhựa cây. Theo Đông y, các bộ phận này có nhiều dược tính hữu ích, và cây sa kê được sử dụng như một nguồn nguyên liệu quý cho các bài thuốc dân gian.
 
Cây sake Đà Nẵng
 
Bộ phận dùng làm thuốc: rễ, vỏ, lá, nhựa cây.
  • Rễ: Có tính làm dịu thần kinh và trị ho. Rễ sa kê được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da và hỗ trợ trong điều trị hen suyễn.
  • Vỏ: Có tác dụng sát trùng. Vỏ cây sa kê được dùng để điều trị ghẻ và các bệnh nhiễm trùng.
  • Lá: Có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, và lợi tiểu. Lá sa kê được sử dụng như một bài thuốc chữa phù thũng và viêm gan vàng da. Ngoài ra, lá sa kê cũng được sử dụng phối hợp với lá đu đủ tươi để đắp trị nhọt.

 

Quả sa kê Đà Nẵng

 

  • Nhựa cây: Được dùng pha loãng để trị tiêu chảy và lỵ.
  • Quả Sake: với vị bùi béo giống khoai tây, dùng trong nấu ăn như sa kê chiên, sa kê hấp,... thịt của quả sakê có tác dụng bổ tỳ, ích khí
Tuy nhiên, khi uống cần chú ý theo dõi. Lá sa kê cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng phải kết hợp với một số vị thuốc khác.

Lá sa kê khô dùng để làm gì

Lá sa kê khô dùng được không?
 
  • Việc uống lá sa kê nóng hay uống nguội đều được.
  • Lá sa kê khô uống nguội: cho vào tủ lạnh (đây cũng là một cách dùng nhiệt độ thấp để bảo quản), thuốc cũng không bị sao. Để yên tâm hơn, bạn có thể pha thêm chút nước ấm trước khi uống vì uống lạnh quá có thể dễ gây rối loạn tiêu hóa.
  • Đối với người cao tuổi hoặc người hay tiểu đêm nên tránh uống nước sa kê vào buổi chiều tối và buổi tối.

 

 

Cây sa kê tại đà nẵng

 

  • Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu.
  • Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ;
  • Còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống.

 

Công thức dùng lá sake nấu nước chữa bệnh

Công thức dùng lá sake nấu nước chữa bệnh

 

Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP.HCM) lá sa kê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh sau:

  • Lá sakê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp;
  • Dùng lá sakê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi tôi cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe.

 

Lá sa kê làm thuốc

 

1. Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận

Dùng lá sa kê tươi (2 lá - độ 100 gr), 100 gr dưa leo và 50 gr cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày.

2. Trị tiểu đường týp 2

Lấy 2 lá sa kê tươi (100 gr), 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non. Tất cả để chung nấu nước để uống trong ngày.

3. Chữa viêm gan vàng da

Dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi và 20 - 50 gr cỏ mực khô. Tất cả để chung, nấu nước để uống trong ngày.

4. Trị chứng huyết áp cao dao động

Dùng 2 lá sa kê vàng vừa mới rụng, 50 gr rau ngót tươi và 20 gr lá chè xanh tươi. Để chung nấu nước uống trong ngày.

Cây sa kê có tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), đây là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ.

 

Lá cây sa kê dùng được trong chữa bệnh

 

Nhiều bạn đọc hỏi về việc dùng cây sa kê trị bệnh. Theo hướng dẫn của lương y Phạm Như Tá, các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và cả nhựa của cây sa kê đều có nhiều dược tính, nên được y học, dân gian dùng làm các bài thuốc trị bệnh. Theo Đông y, thịt của quả sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Còn hạt sa kê thì có tác dụng bổ trung ích khí, lợi trung tiện. Vỏ cây có tác dụng sát trùng. Còn lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm lợi tiểu. Nhưng lưu ý, người không có bệnh thì không nên tự ý dùng lá sa kê nấu uống thường xuyên.


Một số cách áp dụng khác chữa bệnh của lá sa kê

Chữa bệnh với lá sa kê được truyền tai


Theo lương y Phạm Như Tá, lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe.
  • Những người bệnh gout (thống phong) hay bị sỏi thận có thể lấy lá sa kê (loại lá đã già, còn tươi) độ 100 gr, quả dưa leo 100 gr, cỏ xước khô 50 gr. Cho cả 3 loại vào nồi nấu lấy nước dùng.
  • Những người bị viêm gan vàng da, có thể dùng lá sa kê còn tươi chừng 100 gr, diệp hạ châu tươi 50 gr, củ móp gai tươi 50 gr, cỏ mực khô 20-50 gr. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.

 

Dùng lá sa kê chữa bệnh cho người lớn tuổi

 

  • Những người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) dạng 2 có thể dùng lá sa kê (loại lá đã già) chừng 100 gr, quả đậu bắp tươi 100 gr, lá ổi non 50 gr. Tất cả đem nấu chung để lấy nước uống. Có thể uống thường xuyên.
  • Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng.
  • Những người bị tình trạng tăng huyết áp dao động có thể dùng lá sa kê vàng (lá vừa rụng), lấy 2-3 lá, rau bồ ngót tươi 50 gr, lá chè xanh tươi 20 gr, đem tất cả nấu chung lấy nước uống trong ngày.

 

Giá bán và địa chỉ mua cây Sa kê Đà Nẵng

Giá bán và địa chỉ mua cây Sa kê

Với các công dụng của cây Sa kê thì nhà ai cũng muốn trồng một cây thuốc này tại nhà, sân vườn của mình! Với dáng cây lá tản xoè, vừa che mát, vừa sạch sẽ, vừa trồng có trái ăn ngon lại chữa được bệnh với lá s kê. Chúng tôi chuyên cung cấp cây sa kê tại Đà Nẵng với giá lẻ như sỉ bạn có thể tìm chọn cây phù hợp tại vườn. Lựa cây và giao đến trồng Sa ke tại nhà với chi phí rẻ nhất thị trường Đà Nẵng.

 

Giá Cây sa kê giống Đà Nẵng

 

Giá bán cây Sa ke phụ thuộc vào chiều cao, đường kính, tuổi đời cây, mức độ quả có trên cây.

Dưới đây là bảng giá tham khảo của cây Sa ke tháng 7/2023:

 

Cây Sa ke giống 1 năm tuổi: xx.000đ/1cây

Cây Sa ke giống 2 năm tuổi: xx.000đ/1cây

Cây Sa ke giống 3 năm tuổi: xxx.000đ/1cây

 

Địa chỉ bán cây sa kê Đà Nẵng

Thông tin liên hệ Công ty TNHH Cây Xanh Cảnh Quan Hoa Sen Việt

 

 
 

Cây Sa kê trồng bao lâu thì có trái?

Cây Sa kê trồng bao lâu thì có trái?
 

Bạn quan tâm đến cây sa kê bao lâu ra quả, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây:

  • Tùy thuộc vào phương pháp trồng và điều kiện môi trường, thời gian cây sa kê ra quả có thể dao động từ 12 đến 18 tháng. Nếu trồng cây sa kê bằng hạt, quá trình phát triển từ giai đoạn hạt nảy mầm cho đến khi cây cho quả sẽ kéo dài hơn so với việc trồng cây bằng nhánh chiết.

Cây sa kê ra quả trong 6 tháng trồng

 

  • Trong trường hợp trồng cây sa kê bằng cách nhân giống nhánh, thời gian ra quả sẽ nhanh hơn nhiều. Sau khoảng 12 tháng, cây sa kê bằng nhánh chiết có thể bắt đầu cho quả, tùy thuộc vào chất lượng và chăm sóc của cây. Việc cung cấp đủ ánh sáng, nước, và phân bón đúng cách sẽ giúp cây sa kê phát triển mạnh mẽ và ra quả sớm hơn.
  • Khi cây sa kê bắt đầu cho quả, bạn có thể cần đến thêm sự kiên nhẫn và chăm sóc để đợi cây phát triển quả đầy đủ. Việc thu hoạch quả cây sa kê có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng tùy vào giống cây và điều kiện môi trường.

Nhớ rằng việc trồng và chăm sóc cây sa kê đòi hỏi sự kiên nhẫn và cẩn trọng. Tuy nhiên, mỗi quả trái ngọt ngào và hương vị thơm phức mà cây mang lại sẽ đáng đợi. Hãy tận hưởng quá trình chăm sóc cây sa kê và hạnh phúc khi thấy những quả trái thơm ngon được chín mọng trên cây của bạn. Chúc bạn may mắn và thành công trong việc trồng cây sa kê!

 

Các câu hỏi thường gặp về Sa kê

Các câu hỏi thường gặp về Sa kê
 

?1. Như vậy chỉ có người nào bị bệnh như trên mới nên dùng lá sa kê thôi bạn ạ.

Trả lời: Thực tế  mình thấy là sake uống hằng ngày với bệnh gout là có hiệu quả đấy bạn ạ. Lá sa-kê đang được truyền tai nhau là có tác dụng chữa được nhiều bệnh, cả những bệnh khó, đặc biệt là bệnhgút khiến nhiều người đi lùng tìm sử dụng cho bằng được.

 

?2. Tìm lá sa-kê chữa bệnh thế nào?

Trả lời: Có người nhà bị bệnh gút, anh N.TH, biên tập viên một tờ báo có trụ sở tại Hà Nội nghe bạn bè mách cho bài thuốc chữa bệnh từ lá cây sa-kê. Nhưng do tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không trồng được loại cây này nên anh đã điện thoại nhờ một đồng nghiệp tại Đà Nẵng tìm giúp. Phải mất đến một tuần, anh bạn đồng nghiệp đi nhặt lá vàng rơi và kể cả hái những lá vàng còn ở trên cây tại các con đường thuộc quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu,... mới kiếm được khoảng hơn 1kg lá khô và gửi người quen mang ra Bắc theo đường hàng không.

 

Cây sa kê có thể dùng lá và rễ trong nhiều ứng dụng thực tế

?3. Chỉ nên sử dụng lá sa-kê như biện pháp hỗ trợ bệnh.
Trả lời: Cách tốt nhất để phân biệt là trái cây (trái sa-kê to cỡ cái tô, có hình quả trứng, được bao bọc bởi lớp vỏ màu xanh có nhiều gai non như trái mít nhưng gọt bỏ lớp vỏ này, sa-kê cho một lớp cơm dày và không có hạt). 

 

Hiện nay, theo thông tin truyền tai nhau, nhiều người dân tại Đà Nẵng cũng rộ lên phong trào tìm mua giống cây sa-kê về trồng trước nhà với mục đích vừa lấy bóng mát, vừa lấy lá chữa bệnh. Các vựa cây cảnh Đà Nẵng ở quận Cẩm Lệ,  bày bán nhiều loại cây này (nhân giống từ miền Tây) với giá không quá cao, chỉ từ 25 – 100 ngàn đồng tùy kích cỡ. Cao hơn 1m và đường kính trên 15cm thì tính bằng tiền triệu...

 

Thời gian gần đây, qua mạng Internet, trái sa-kê được hướng dẫn chế biến thành các món ăn đặc sản như gọt vỏ xắt lát đem chiên hoặc trộn trứng chiên mè; hoặc đem nấu chung trong lẩu thập cẩm, hầm sườn, om với thịt ba rọi... rất ngon. Dinh dưỡng quả rất phong phú, nhiều tinh bột, giàu vitamin A và B, ít protit và lipid. Quả chín hái xuống, đem nướng, đến lúc vàng là ăn được. Trái sa-kê vì vậy đang được săn tìm ở các lễ hội rau quả.

 

 

  • Kinh nghiệm và bài thuốc dân gian là vậy nhưng hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào nói đến cơ chế tác dụng của thuốc, tỉ lệ thành công cũng như những ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể người bệnh khi dùng bài thuốc kinh nghiệm này.
  • Vì thế, khi được chẩn đoán bị bệnh, nhất là bệnh phức tạp như bệnh gút, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về vấn đề dùng lá sa kê trị bệnh. Có chăng, chỉ xem lá sa-kê như là một phương cách điều trị hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính thống cho đến khi có những nghiên cứu khoa học “rốt ráo” về sa-kê.

 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với các bài thuốc dân gian từ cây lá, cần phải sử dụng đúng liều lượng, trong phối hợp có những nguyên tắc nhất định mà nếu không tuân thủ thì thuốc không phát huy hiệu quả, thậm chí phản tác dụng và làm mất “thời gian vàng” điều trị đúng bằng thuốc khác hay điều trị tại cơ sở y tế.

 

 

NHẬN THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM MỚI NHẤT
Bạn cần mua các cây công trình, cây bóng mát, thi công dự án, cây để bàn số lượng lớn, phân bón hay hạt giống. liên hệ ngay với chúng tôi
Copyright © 2020 HoaSenViet. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
zalo