573 Nguyễn Hữu Thọ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - Đà nẵng
Trong các dòng lan đón tết phổ biến hiện nay, hoa Địa Lan luôn nằm trong TOP đầu các dòng lan phổ biến ngoài lan hồ điệp, dendro, vũ nữ. Địa lan có sắc vàng đẹp rực rỡ và vòi vươn cao khảng khái. Chưng hoa địa lan tết còn giúp mang lại vận khí phong thuỷ tốt, thể hiện sự mến khách và gia đình sum vầy đoàn tụ hạnh phúc. Ở bài viết này, Hoa Sen Việt xin chia sẻ đến các bạn hoa địa lan đẹp, bài viết bao gồm đặc điểm, giá bán, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa địa lan.
>>>>MUA NGAY: 55+ Mẫu hoa lan Đà Nẵng đẹp mắt, mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống
Hoa địa lan có lá mỏng, không dày như hồ điệp nhưng lại dày hơn vũ nữa. Chiều dài lá khoảng 15-20cm, lá thon, hơi nhọn phía đầu lá.
Hoa địa lan vàng có sắc vàng óng đẹp mắt, ở giữa có sọc đỏ tím đẹp mắt, đây là bộ phận có giá trị nhất của hoa địa lan. Cây thường ra hoa vào tháng 1 - tháng 2 dương lịch hằng năm. Đây cũng chính là dịp tết Nguyên Đán nên địa lan rất được săn đón trên thị trường hoa tết mọi năm. Cây địa lan cao khoảng 60-70cm, vòi vươn cao, chiều cao lên đến 1m4-1m6 khi đo vuốt ngọn.
Hoa địa lan là loài hoa thuộc giống cây cảnh ở Đà Nẵng thân thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 0.5 – 1.5m. Rễ cây mềm, to, mập, có dạng hình trụ, phần lớn là màu tro nhạt, đặc biệt hoa địa lan phát triển rất mạnh mẽ và đôi lúc sẽ có phân nhánh. Cây hoa địa lan có thân ngắn và phình to ra với các hình dạng phổ biến như hình trứng tròn, hình bán cầu dục, dạng trứng, hình bầu dục hoặc hình gậy và chúng còn có tên gọi là giả hành, đây là bộ phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
2. Các loại hoa địa lan phổ biến hiện nay
Hoa địa lan có hơn khoảng 48 loại khác nhau và có nhiều đặc điểm phân biệt khác nhau. Trong đó các loài hoa địa lan phổ biến nhất là hoa địa lan trắng, địa lan đỏ, địa lan tím và địa lan vàng, dưới đây là đặc điểm của từng loại địa lan
2.1 Hoa địa lan trắng
Hoa địa lan trắng là một loại hoa phổ biến ở các khu vườn và không gian trang trí bởi vì vẻ đẹp thanh thoát và sang trọng của chúng. Hoa địa lan trắng có nhiều ý nghĩa mang đến sự may mắn và tài lộc, sức khỏe cho mọi người xung quanh. Đặc biệt, nó được ví như một cô gái thiếu nữ, trong sáng, trinh nguyên và đáng yêu ở tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống.
Hoa địa lan đỏ nổi bật với màu sắc tươi tắn và nổi bật. Đây là màu sắc phổ biến và được nhiều người chơi lan yêu thích bởi sự lôi cuốn và chói sáng mà nó mang lại. Đây là một loài hoa hiếm và cần được bảo vệ, nhân giống. Có ý nghĩa cho sự mạnh mẽ, đem lại nhiều may mắn và tài lộc, là biểu tượng của sự thanh lịch. Ngoài ra, hoa địa lan đỏ còn giúp cân bằng khí hậu và hạn chế các tác động xấu từ môi trường.
Hoa địa lan tím sẽ có màu đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và môi trường. Dòng hoa địa lan này mang lại sự sang trọng và nổi bật trong bất kỳ không gian nào. Bạn có thể đặt nó ở dưới giàn che lưới hay dưới tán cây và tưới nước tầm 2 – 3 lần/ngày để cây có thể phát triển và ra hoa thường xuyên.
Hoa địa lan vàng là sự lựa chọn phổ biến để trang trí vì vẻ đẹp nổi bật và sắc vàng vui tươi của nó. Hoa địa lan vàng thường sẽ nở kéo dài tầm 8 – 10 tuần và chỉ nở 1 lần/năm. Vẻ đẹp của nó chính là sự sang trọng, mang lại nhiều may mắn, tài lộc, phú quý và niềm vui cho gia chủ.
Hoa địa lan vốn được mệnh danh là loài hoa của rừng núi hay vua của các loài hoa bởi nét đẹp quyến rũ, kiêu sa của chúng. Hoa địa lan được xem là hình ảnh tượng trưng cho sự quý phái, sang trọng nhưng vẫn không kém phần thanh lịch nhờ vào sự đa dạng về chủng loại và cả màu sắc.
4. Cách trồng và chăm sóc cây hoa địa lan
Để cây hoa địa lan phát triển và sinh trưởng tốt nhất bạn cần có cách trồng và các chăm sóc phù hợp. Dưới đây là cách trồng và cách chăm sóc hoa địa lan tốt nhất hiện nay.
4.1 Cách trồng cây hoa địa lan
Để trồng cây hoa địa lan, bạn nên chọn các loại đất có độ mùn, độ phù sa cao, độ ẩm nhất định của đất cũng như độ pH không quá cao, nếu quá cao sẽ dễ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bùn ao hồ phơi khô, rồi đập nhỏ ra khoảng 1 - 1,5cm và trộn chung các vật liệu khác theo tỷ lệ: 3 đất/bùn ao, 3 phân chuồng ủ mục, 1 vỏ trấu, 2 xơ dừa đã qua xử lý, 0,5 phân trùn quế và 0.5 vôi bột. Sau đó, đem ủ ở nơi thoáng mát khoảng tầm 10 - 15 ngày, rồi đem đi phơi 1 tuần nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Đầu tiên, bạn cần cho khoảng 1/3 đất trồng vào chậu, rồi đặt cây hoa địa lan vào. Lưu ý, bạn nên để thân già vào trung tâm và hướng thân trẻ ra ngoài miệng chậu để cây được cân đối nhé. Sau đó, bạn nên dùng một tay giữ cây lan cố định, tay còn lại thì hãy lấp đất vào tới khi gần đầy hết miệng chậu. Xong thì hãy lấy tay ấn nhẹ phần gốc để cây được chắc chắn hơn nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phủ lên trên bề mặt chậu 1 lớp vỏ trấu, rêu nước hay các vụn xỉ than nữa nhé. Tiếp đến, hãy lấy vòi xịt tưới vào chậu, rồi phun sương nhẹ nhàng rửa sạch vết bụi bẩn trên lá trong quá trình trồng cây. Cuối cùng, hãy đặt chậu hoa địa lan lên trên cao, nơi thoáng mát và không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhé.
4.2 Cách chăm sóc hoa địa lan
Địa lan có vẻ ngoài cao và hơi mỏng, thanh cao nhưng sức sống của địa lan có thể gọi là khá so với các dòng hoa lan cầu kỳ và kiêu sa. Hoa địa lan mỗi tuần tưới 2 lần vào mùa hè và 1 lần vào mùa đông.
Cây ưa ánh sáng nhẹ buổi sáng, cây không chịu nổi ánh sáng gắt của mùa hè, đặc biệt là ánh sáng mạnh buổi trưa của miền Trung. Trồng địa lan dưới 1 lớp vải địa để cây có điều kiện sống tốt nhất các bạn nhé. Về giá thể địa lan cũng như các dòng lan khác, vỏ thông, xơ dừa... là chủ yếu.
Trên đây là những chia sẻ của Hoa Sen Việt về cây hoa địa lan chưng tết Nguyên Đán. Chúc các bạn có một mùa tết thật ý nghĩa, ấm cúng bên gia đình, bạn bè và một năm mới An khang thịnh vượng.