573 Nguyễn Hữu Thọ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - Đà nẵng
Cây tầm vông là cây gì?
Tên gọi: cây tầm vông.
Tên gọi khác: tầm vông rừng, trức thái, trức xiêm la....
Tên khoa học: Thyrsostachys Siamensis
Thuộc họ: Tre (Bambusoideae).
Nguồn gốc từ: Đông Nam Á. Ở nước ta, tầm tầm vông được trồng phổ biến tại các tỉnh miền Nam như Tây Ninh, An Giang, Bình Dương và Bình Phước.
1) Đặc điểm của cây tầm vông đà nẵng.
- Thân:
- Lá: có 2 loại là: lá mo quanh đốt và lá trên cành.
Lá mo tầm vông sống lâu trên thân, bộ phận bẹ mo mà ôm chặt vào đốt thân. Đây là nét riêng tạo nên vẻ đẹp cho tầm vông. Có khoảng 6-10 lá trên một cành. Mỗi lá có 3 bộ phận chính: bẹ, cuống và phiến lá. Phiến lá thon dài, trên lá có một gân chính cùng nhiều gân nhỏ khít nhau. Mép lá có nhiều gai nhỏ.
- Tác dụng:
Ý nghĩa phong thuỷ.
Cây tầm vông đà nẵng như một loại cây phong thủy đã gắn bó lâu đời với cuộc sống tâm linh người Việt. Đây là biểu tượng của sức khỏe; của sự thịnh vượng. Chính vì thế, các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán cà phê, khu nghỉ dưỡng…trồng loài cây để giúp việc kinh doanh hanh thông, và thuận lợi.
2) Cách trồng và chăm sóc
- Cách trồng cây tầm vông tại nhà
Bạn có thể đến các vườn ươm để mua cây giống. Ta cần đào hố trước khi trồng nhưng hãy lưu ý rằng nếu trồng nhiều cây, thì giữ khoảng cách các cây cách nhau 4m, các hàng cách nhau 5m.
Bón lót phân chuồng hoai mục. Bỏ vỏ bọc bầu và chậm rãi đặt cây vào hố, vun đất và ấn chặt. Sau đó, tưới nước rồi phủ thêm một lớp rơm, lá khô lên gốc cây vừa trồng.
- Cách chăm sóc cây tầm vông
Cần chú ý tưới nước 2 lần mỗi tuần và bón thêm phân 2 lần trên năm nhằm đảm bảo lượng nước và dưỡng chất cần thiết cho cây. Sau 1 năm, tầm vông phát triển nhánh nhiều, vì vậy hãy thực hiện biện pháp trồng xen canh cùng các loại cây có tán lớn nhằm cản gió, tránh đổ ngã cho cây.
Vào năm thứ 4 và thứ 5, ta cần phải bón phân NPK. Đầu mùa mưa, chúng ta bón phân N nhiều hơn K để giúp măng mọc khỏe, cho ra những cây tầm vông đẹp. Và cuối mùa mưa bón lượng phân K cao hơn N để cây non cứng cáp và tăng khả năng kháng sâu bệnh.
3) Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây tầm vông
Cây tầm vông thường gặp phải các tình trạng bệnh thực vật như xoắn lùn, sâu đục thân,... Vì thế khi trồng tầm vông cần lưu ý quan sát và kiểm tra, dọn sạch gốc rồi chặt bỏ các cây yếu, sâu bệnh. Nếu phát hiện lá vàng, úa, khô héo thì cần lập tức cắt bỏ.
Có thể bạn quan tâm: