573 Nguyễn Hữu Thọ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - Đà nẵng

0931.916.968 - 0916.700.968 (bán lẻ) - 0905.593.968 (Thi Công Công Trình - Bán Số Lượng Lớn)

Nếu là một người đam mê cây cảnh, chắc chắn rằng chúng ta ai cũng đã từng nghe qua cây sứ. Cây sứ cũng là loại cây kiểng được yêu thích và trồng khá phổ biến ở nước ta. Vậy lý do tại sao cây sứ lại được yêu thích đến, có mấy phương pháp trồng cây sứ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Đặc điểm của cây hoa sứ

Tên khoa học của cây sứ là Adenium Obesum Balt, cây sứ thuộc họ trúc đào, thường được người Việt gọi với cái tên cây sứ Thái. Tên gọi này xuất phát là do nguồn gốc của nó.Cây sứ có nguồn gốc từ Thái Lan, du nhập vào nước ta khoảng vài chục năm gần đây. 

Hoa sứ thuộc loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 3 đến 10m. Thân cây mập mạp, tròn trịa. Nhánh cây dài và khẳng khiu mọc trực tiếp từ thân. Hoa sức có màu hồng nhạt, trắng hoặc vàng. Lá cây hình bầu dục, màu xanh đậm trơn bóng và nhẵn nhụi. Cây hoa sứ nở hoa quanh năm, hoa có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. 

Ý nghĩa của cây hoa sứ

Hoa sứ được xem là loài hoa mang biểu tượng của sự tinh khiết. Nếu xét theo khía cạnh phong thủy, hoa sứ là loài hoa mang lại nhiều phúc lộc cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, suôn sẻ và phát đạt mang lại cuộc sống vui tươi và hạnh phúc.

Những gốc sứ đẹp thường được gia chủ trưng bày trước cửa nhà không chỉ tạo cảm giác đẹp mắt thẩm mỹ mà còn mang ngụ ý, mang tài lộc vào nhà, đón hồng phúc cho gia chủ. Ngoài ra cây sứ còn giúp thanh lọc không khí mang lại cảm giác ấm áp, bình yên cho gia đình.

Như đã đề cập ở trên, hoa sứ khá đa dạng về sắc như màu trắng, màu vàng, màu hồng… Mỗi loại màu sắc sẽ mang một tầng ý nghĩa khác nhau. Hoa sứ trắng là biểu tượng của tình yêu tinh khiết chân thành và mộc mạc. Nó còn đại diện cho một sự khởi đầu mới, đầy thuận lợi và suôn sẻ. Chính vì thể hoa sứ có màu trắng thường được trồng với mong muốn đem lại vạn sự may mắn.

Hoa sứ đỏ hồng lại mang ý nghĩa của sự hồng phúc và sự phát đạt. Đây là loại hoa được trưng khá nhiều vào ngày tết với mong ước mọi sự hanh thông, một năm tràn đầy tài lộc và hứng khởi. Trong dân gian người ta còn quan niệm rằng, hoa sứ nở càng sai thì cuộc sống của gia chủ sẽ càng phát đạt và hưng thịnh. 

Có nên trồng cây hoa sứ trước nhà?

Có nên trồng cây sứ trước nhà là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Theo những gì vừa trình bày ở trên thì việc trồng hoa sứ trước nhà là hoàn toàn có thể. Nét đẹp của hoa sứ không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn giúp gia chủ có thêm thời gian ngắm hoa sau một ngày dài lao động hăng say. 

Mùi thơm của hoa sứ cũng khá dễ chịu, không quá nồng cũng không quá nhạt nhòa, nên bạn sẽ cảm thấy được thả lỏng, thoải mái, cũng như giải tỏa được áp lực căng thẳng khi quay về nhà sau một ngày tất bật với công việc ngoài xã hội.

Cây hoa sử cũng là một trong số những loại cây kiểng dễ trồng và chăm sóc. Nhờ khả năng chịu hạn cao và không cần phải chăm sóc quá nhiều nên gia chủ sẽ không cần phải tốn quá nhiều thời gian để bảo dưỡng hay duy trì độ tươi tốt cho cây. Cây hoa sứ được xem là loại cây kiểng sinh ra cho những gia chủ quá bận rộn với công việc hàng ngày.

Các phương pháp nhân giống cây sử phổ biến hiện nay

Nhân giống cây sứ bằng hạt

Điều kiện tiên quyết để nhân giống cây sứ bằng hạt chính là hạt giống của cây sứ. Cây sứ sẽ cho vài trái có chứa hạt giống bên trong vào các tháng mùa khô thường là từ tháng giêng đến tháng năm. Trái sứ không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng cặp dài như sừng trâu khoảng 20 – 30 cm. Trong mỗi trái sứ trung bình sẽ chứa từ 50 -100 hạt. Hạt sứ có hình trụ tròn, dài như hạt lúa và khá to. Vỏ hạt mềm và xốp, ở hai đầu hạt sứ sẽ có hai chùm lông tơ mềm mại. Hạt sứ khá dễ nảy mầm nhất là khi chúng ta biết ươm trồng đúng cách. 

Để nhân giống cây sứ thành công theo phương pháp ươm mầm, chúng ta cần chú ý một vài điều như sau:

hoa sứ đỏ

Giai đoạn thụ phấn

Nếu chúng ta muốn lai tạo ra những cây sứ giống mới thì không thể bỏ qua giai đoạn này. Cấu tạo của hoa sứ khá đặc biệt, 5 bao phấn trên nhị hoa sẽ chụm lại với nhau thành một hình chóp nhọn và nằm sát trên núm nhụy. Tuy khoảng cách gần như thế nhưng hoa sứ lại rất khó thụ tinh bởi lẽ nó vẫn bị ngăn cách bởi một lớp màng mỏng với núm nhụy cái. Trong tự nhiên quá trình thụ phấn sẽ nhanh hơn nhờ sự tham gia của các loài ong và bướm. Tuy nhiên nếu chúng ta dùng phương pháp nhân tạo để thụ phấn thì nó lại là một điều hoàn toàn khác.

Sau khi tiến hành các bước thụ phấn, cây sẽ đậu trái, khi trái già chúng ta sẽ bắt đầu thu hoạch. Quá trình này thường kéo dài khoảng hơn hai tháng. 

Giai đoạn ươm mầm

Sau khi thu hoạch trái hoa sứ xong, chúng ta bắt đầu tiến hành công đoạn lấy hạt. Hạt cần được phơi khô dưới ánh nắng từ 2 – 3 ngày trước khi ươm.

Chúng ta có thể sử dụng các loại chậu mỏng, khay nhựa hay bầu đất thành từng bịch như một chiếc chậu nhỏ để ươm cây. Lưu ý khi ươm hạt, bạn chỉ nên phủ một lớp tro trấu thật mỏng lên trên bề mặt hạt. Làm  như vậy, khi nảy mầm cây con sẽ dễ dàng chui ra khỏi mặt đất. Nếu bạn lấp đất quá dày và nặng hạt sự sẽ bị hư thối trước khi thấy ánh sáng mặt trời. Tỷ lệ đất phù hợp khi ươm hạt sẽ là 6 phần tro trấu đen, ½ phần cát và ½ phần phân chuồng hoai.

Giai đoạn chăm sóc cây con

Sau khi ươm mầm tầm 1 tháng chúng ta có thể bứng cây con khỏi các khay ươm và cho vào chậu để tiếp tục chăm sóc. Nên để cây con ngoài trời tiếp xúc với môi trường. 70 – 80% nắng là môi trường lý tưởng để cây sứ con sinh trưởng và phát triển. Lưu ý nên mang cây sứ vào nhà hoặc trồng ở khu vực có mái hiên để tránh mưa dầm. Nếu để cây sứ con gặp mưa mà không thoát nước hoặc thay chậu kịp thời, sứ sẽ bị ngập úng mà chết.

Sau mỗi ba tháng chúng ta cũng nên thay chậu lớn hơn để cây sinh trưởng tốt và hấp thu đủ chất dinh dưỡng vì gốc sứ sẽ phát triển theo chiều hướng to dần theo thời gian.

Sau khi trồng được khoảng 1 năm những cây sứ con sẽ bắt đầu cho ra những đợt hoa đầu tiên, chúng ta có thể chọn lấy giống để nuôi trồng hoặc làm gốc ghép nhằm tạo ra những thể hệ lai tạo có giống hoa đẹp sau này.

Trong quá trình nuôi để có một gốc sứ đẹp và có nhiều nhánh xum xuê chúng ta nên cắt ngọn cho cây. Thường thì vào lúc 6 tháng tuổi sẽ là thời điểm thích hợp để cắt cho cây nảy chồi. Lưu ý nên cắt vào mùa khô để tránh tình trạng mưa nhiều làm thối những nhánh và cắt.

Nhân giống cây sứ bằng cành giâm

Phương pháp này thường được sử dụng cho những lần cắt nhánh sứ to ở những cây sứ lớn. Phương pháp này cũng có một số khuyết điểm nhất định như hiệu quả đạt được sẽ không cao vì khi giâm cành, cây dễ bị hư thối. Thời gian khá lâu để cây có thể hoàn thiện bộ rễ và cho ra một bộ dáng đẹp

Nguyên tắc cắt sứ khi giâm cành

Khi tiến hành cắt sự bạn phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cắt bằng dao bén, sử dụng vết cắt ngang thay vì cắt xéo. Nếu cắt xéo, sau này bộ rễ phát triển sẽ không đẹp và thẩm mỹ như khi chúng ta cắt ngang. Độ dài trung bình của mỗi nhánh cắt là 30 cm.
  • Sau khi cắt xong, bôi vôi vào vết cắt, sau đó đem phơi râm các nhánh cắt khoảng 5 ngày để lá rụng bớt và các vết cắt cũng lành sẹo và khô nhựa.
  • Ươm các nhánh vừa phơi vào các chậu nhựa, bịch nylon hoặc để thuận tiện bạn cũng có thể sử dụng một chậu lớn để ươm một lúc nhiều cành. 
  • Nên sử dụng tro trấu hoặc dùng cát hoàn toàn để ươm cây.
  • Chiều sâu tối đa khi giâm cành là không quá 5cm, sau khi giâm chỉ cần tưới 1 lần nước lên lớp bề mặt rồi để cây nơi ánh sáng khoảng 50 – 70 % tránh những nơi quá ẩm ướt. Lưu ý cách 3 – 5 ngày mới tưới nước một lần.

Sau khi ươm thì khoảng 1 tháng sau đó cành giâm sẽ bắt đầu ra rễ. Chúng ta chỉ việc đem chậu cây ươm ra ngoài ánh sáng hoàn toàn 100% để trong vòng 3 tháng sau đó có thể hoàn toàn nhổ sứ lên và sang chậu mới. Lúc này bộ rễ của cây đã hoàn toàn cứng cáp, bạn có thể cắt tỉa, và uốn tạo hình tùy theo sở thích.

Nhân giống sứ bằng phương pháp  chiết cành

Đây là phương pháp khá hiệu quả trong việc nhân giống cây sứ. Tỷ lệ thành công lên đến 90% vì từ lúc bắt đầu chiết nhánh cây cho đến ngày cây ra rễ thì cây sứ vẫn được nuôi trực tiếp trên người cây sứ mẹ.

Dưới đây là một số phương pháp chiết cây sứ thường gặp:

Phương pháp khuất võ

Giống với các loại cây thông thường, khuất võ trên cây sứ cũng được tiến hành tương tự. Chúng ta sử dụng dao bén, khoét một vòng quanh thân nhánh cho đến khi nhánh xuất hiện phần lõi trắng thì dừng lại. Tiếp tục để khô trong khoảng 5 – 10 ngày sau đó dùng bột dừa hay rễ lục bình để bó bầu xung quanh chỗ khuất. Khoảng một tháng sau khi bó bầu nhánh sẽ bắt đầu ra rễ, đợi đến khi nào rễ phủ kín bầu thì chúng ta có thể cắt xuống và đem trồng. Lưu ý rằng khi khuất vỏ nhánh sứ chúng ta cần cặm cây chống đỡ, vì thân cây sứ khá yếu sẽ dễ dàng bị gãy độ nếu có gió lớn hoặc va chạm mạnh.
Phương pháp xẻ hàm ếch

Xẻ hàm ếch được xem là phương pháp khá đơn giản để chiết cành. Đầu tiên bạn chỉ cần chọn ra nhánh sứ cần chiết, sau đó dùng dao sắt xẻ ngược lên trên phía ngọn, tỷ lệ vết xẻ sâu khoảng ⅔ đường kính thân là được. Sau khi hoàn tất chúng ta cũng để khô vết cắt trong vòng 5 – 7 ngày và sử dụng bầu bọc vết cắt lại giống như phương pháp khuất võ. Sau 30 ngày khi rễ đã phát triển tốt chúng ta có thể cắt xuống đem trồng.

Phương pháp xẻ mỏ vịt

Xẻ mỏ vịt là phương pháp đem lại hiệu quả tốt hơn so với hai phương pháp trên. Do phần xẽ hàm khá dài nên rễ sẽ được hình thành dễ dàng hơn. Khi tiến hành phương pháp xe mỏ vịt bạn phải luôn đảm bảo rằng phần mở rộng của mỏ vịt lúc nào cũng phải nằm phía dưới theo chiều nghiêng của nhánh sứ để tránh tình trạng tét nhánh. Sau khi xẻ chúng ta cũng để vết cắt khô tự nhiên từ 5 – 7 ngày sau đó bó bầu. Sau 30 ngày khi rể đã phát triển đầy đủ thì cắt xuống và đem trồng bình thường.

Tất tần tật về những loại cây hoa sứ tại Việt Nam

Ơ Việt Nam, hoa sứ là loài hoa vô cùng được yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng của loài cây này. Vậy tại sao người ta lại yêu thích loài cây hoa sứ này đến vậy? Để tìm hiểu rõ hơn về loài cây này, các bạn hãy cũng chúng tôi tìm thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm sinh học của cây hoa sứ

Cây hoa sứ, hay còn có tên gọi khoa học khác là Adenium obesum, cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Phi. Tại Việt Nam, không rõ chính xác hoa sứ được du nhập từ khi nào, nhưng cây này phát triển nhanh chóng và được nhiều người ưa chuộng. Cây hoa sứ có thân gỗ, có thể cao lên đến 10 mét. Thân cây tròn, mập mạp, chia nhánh thành nhiều cành khác nhau. Vỏ cây có màu trắng sáng, khi cắt vỏ, sẽ thấy dòng mủ trắng chảy ra. Lá của hoa có hình bầu dục, màu xanh bóng, thường xếp lại thành vòng ở ngọn cây. Khi chạm vào lá, bạn có thể cảm nhận được độ mịn màng nhất định, gân lá có màu trắng, gần viền, nổi rõ rất dễ nhìn thấy.

Hoa Sứ có đa dạng màu sắc khác nhau như hồng trắng, vàng trắng… Hoa thường tập trung thành dải hoa xinh xắn trên cuống, cánh hoa dày, kích thước nhỏ. Hoa thường nở quanh năm, nhưng đặc biệt nở nhiều hơn trong thời tiết nóng bức. Một ưu điểm vượt trội khác của hoa sứ chính là mùi hương hoa thơm ngát, cực kì gây ấn tượng và sự thích thú từ mọi người. Hoa sứ thích hợp với khi hậu nhiệt đới và có khả năng chịu sự khắc nghiệt từ môi trường sống, nên được trồng phổ biến để làm cây cảnh ở Việt Nam. Chúng thường được trồng trong chậu, làm cây bonsai để trang trí sân vườn, ban công và các khu vực khác.

Những loại hoa sứ ở Việt Nam

Tại Việt Nam, cây hoa sứ được trồng và phát triển rộng rãi nhờ vào sự chịu nhiệt và khắc nghiệt của môi trường sống. Nó thường được sử dụng làm cây cảnh trong vườn, sân vườn, và các khu công cộng khác Dưới đây là danh sách về những loại cây hoa sứ phổ biến được trồng và phát triển nhiều tại Việt Nam.

  • Hoa Sứ hồng là cây hoa sứ có lá rộng và hoa màu đỏ tươi, đây là một trong những loại hoa Sứ được trồng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt tại Huế.
  • Hoa Sứ trắng có hoa màu trắng to lớn và mùi thơm dễ chịu, cây này được sử dụng làm cây cảnh và trang trí ở nhiều vườn và khuôn viên
  • Hoa sứ vàng, loại này có hoa màu vàng rực rỡ, thường trổ hoa vào mùa xuân và được trồng phổ biến ở miền Nam Việt Nam.
  • Hoa sứ tím là một loại cây hoa Sứ có hoa màu tím nhạt, thường được trồng ở một số khu vực ở Việt Nam, như Đà Lạt và một số thành phố khác.
  • Hoa Sứ cam, cây có hoa màu cam sặc sỡ, loài cây này có giá trị cảnh quan cao và cũng được sử dụng nhiều trong ngành dược liệu truyền thống.
  • Hoa sứ đỏ, cây sữ này có hoa màu đỏ tươi, chúng thường được thấy trong các khu vườn và công viên ở Việt Nam.

Hướng dẫn trồng hoa sứ

Bước 1: Nhân giống

  • Gieo hạt giống: Chọn hạt giống tươi mới và thụ phấn từ cây mẹ khỏe mạnh. Ngâm hạt trong nước ấm từ 7-10 tiếng, sau đó vùi hạt vào đất. Cần chăm sóc và chờ đợi hạt nảy mầm.
  • Giâm cành: Phương pháp nhanh chóng và phổ biến hơn. Chọn cành non khỏe mạnh và cắt đoạn cành dài khoảng 10-15cm. Đặt cành vào chậu có đất ẩm và chờ đợi cho đến khi cành phát triển rễ.

Bước2: Chuẩn bị chậu cây

  • Chọn chậu có thể thoát nước tốt, như chậu xi măng hoặc đá mài. Có thể sử dụng đế dưới chậu để giúp thoát nước tốt hơn.
  • Chọn kích thước chậu phù hợp với kích thước và giai đoạn sinh trưởng của cây. Thay chậu sau 1-2 năm và cắt tỉa rễ cây khi thay chậu.

Bước 3: Chuẩn bị đất

Hoa Sứ thích đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, có độ pH từ 6-7. Hỗn hợp đất có thể bao gồm đá Perlite, tro trấu, xơ dừa và phân bò. Nên tránh sử dụng đất khô cứng và nghèo dinh dưỡng, cũng như đất quá ẩm.

Bước 4: Kỹ thuật chăm sóc

  • Ánh sáng: Hoa Sứ thích sáng và cần ánh nắng mặt trời. Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Trong mùa đông hoặc ở những vùng có khí hậu lạnh, bảo vệ cây khỏi lạnh bằng cách đưa vào trong nhà hoặc sử dụng che phủ.
  • Tưới nước: Tưới cây 1-2 lần/tuần, đảm bảo đất không quá khô hoặc quá ẩm.
  • Cắt tỉa: Cắt tỉa cây để tạo hình và giữ cây cân đối. Thực hiện cắt tỉa vào mùa khô hàng năm.
  • Phân bón: Sử dụng phân bón hữu cơ hoặc vô cơ phù hợp với giai đoạn phát triển của cây. Kiểm tra và xử lý sâu bệnh nếu cần thiết. Lưu ý, khi sử dụng thuốc trừ sâu, hãy tuân thủ hướng dẫn và liều lượng trên bao bì. Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm các vấn đề sâu bệnh và áp dụng biện pháp phòng chống.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về đặc điểm cũng như kĩ thuật trồng cây hoa sứ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và chăm sóc loài cây này!

 
 
NHẬN THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM MỚI NHẤT
Bạn cần mua các cây công trình, cây bóng mát, thi công dự án, cây để bàn số lượng lớn, phân bón hay hạt giống. liên hệ ngay với chúng tôi
Copyright © 2020 HoaSenViet. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn
zalo